0906114716

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS – PHẦN 1

9-kieu-chan-thuong-chan-trong-tennis

HỌC VIỆN TENNIS NGÔI SAO – STA

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS – PHẦN 1

Chấn thương chân trong tennis là  các loại chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao hoặc tập luyện. Mặc dù bộ phận nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thương trong lúc bạn vận động, nhưng thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến những chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng.

9 Kiểu Chấn Chấn Thương Chân Trong Tennis

9 Kiểu Chấn Thương Chân Trong Tennis

1. Bong gân mắt cá chân : 

Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngãlật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài. 

– Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm : 

  • Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy; 
  • Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp; 
  • Khớp lỏng lẻo, không ổn định.

Bong gân mắt cá chân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.

– Điều trị trật mắt cá chân :

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường nếu bạn bị bong gân mắt cá chân. Bạn không nên di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mắt cá chân bị thương. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn;
  • Chườm đá lạnh: Bạn áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau. Bạn đặt đá lạnh vào mắt cá chân bị đau từ 15 đến 30 phút mỗi 4 hoặc 5 giờ. Nếu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, hãy nói với bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ điều trị nào;
  • Đè ép: Sau khi sưng biến mất, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc băng để giúp giữ cho mắt cá ổn định và hỗ trợ cho mắt cá bị thương. Bạn chú ý không quấn mắt cá chân quá chặt, vì như vậy sẽ khiến máu không thể chảy bình thường vào vùng bị ảnh hưởng;
  • Nâng cao: Bạn nâng mắt cá chân cao trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương (bằng cách nằm và kê cao chân).

 

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS

9 Kiểu Chấn Chấn Thương Chân Trong Tennis

2. Viêm cân gan chân :

Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân. Triệu chứng thường gặp có thể là cơn đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường, hoặc sau khi hoạt động. Các giải pháp hồi phục viêm cân gan chân gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các bài tập giãn cơ đặc biệt. 

– Điều trị bệnh Viêm cân gan chân :

  • Cho đôi chân nghỉ ngơi, không đứng quá lâu hay vận động quá nhiều, cần xen kẽ các khoảng nghỉ, thay đổi tư thế.
  • Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn cân gan chân vừa giúp có được một giấc ngủ ngon.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân trước khi xuống giường, làm giãn cân gan chân, giảm cảm giác đau khi đặt chân xuống nền.
  • Tập kéo giãn cân gan chân là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh. Thực hiện các bài tập kéo giãn thường xuyên cho đến khi bệnh thuyên giảm dần.
  • Chườm đá ở gót chân khoảng 20 phút để giảm đau
  • Sử dụng thanh nẹp ban đêm: giúp gân gót chân không bị kéo căng trong thời gian ngủ, tránh được các cơn gâu vào sáng hôm sau.

 

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS

9 Kiểu Chấn Chấn Thương Chân Trong Tennis

3. Viêm gân Achilles (A-sin) :

Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân. 

– ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN GÓT :

  • Nghỉ ngơi: Bước đầu tiên để giảm đau đó là giảm hoặc ngưng các vận động làm trầm trọng hơn triệu chứng đau. Nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện các bài tập có cường độ cao lên gân (như chạy bộ), thì việc chuyển sang chế độ tập luyện cường độ thấp lên gân sẽ giảm áp lực gây lên gân Achilles. Các môn thể thao như đạp xe, tập luyện trên máy đạp xe, hoặc bơi lội là các môn có cường độ thấp ảnh hưởng lên gân giúp bệnh nhân duy trì vận động.
  •  Chườm đá: Chườm đá lạnh lên vùng gân sưng đau là hữu ích và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu cần thiết. Có thể chườm đến khoảng 20 phút và ngưng lại khi cảm thấy tê.
  • Luyện tập: các bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ cẳng chân và giảm áp lực lên gân.
  • Mang giày hỗ trợ và chỉnh hình.

 

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS

9 Kiểu Chấn Chấn Thương Chân Trong Tennis

4.Căng cơ bắp chân :

Căng cơ bắp chân chính là một tổn thương các cơ ở phía sau của chân. Các cơ bắp chân kéo dài từ đầu gối cho đến mắt cá chân, hợp thành với gân gót hay còn gọi là gân asin tại vị trí phần dưới của chân. Cơ bắp chân được hình thành từ 3 cơ chính, cơ dép và 2 cơ bụng chân.

  • Căng cơ bắp chân mức 1: Với mức độ căng cơ này, người bệnh thường có triệu chứng khó chịu nhẹ, thường là tình trạng tàn tật tối thiểu. Thông thường, nó chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động ở mức độ tối thiểu hoặc không hạn chế hoạt động.
  • Căng cơ bắp chân mức độ 2: Người bệnh cảm thấy hơi khó chịu khi đi bộ, các hoạt động hàng ngày như chạy và nhảy bị hạn chế. Một số trường hợp có thể bị sưng tấy và bầm tím.
  • Căng cơ bắp chân mức độ 3: Đây là mức độ căng cơ bắp chân nặng, có thể khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại. Người bệnh có triệu chứng phổ biến là co thắt cơ, sưng và đau dữ dội.

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS

– Phương pháp điều trị căng cơ bắp chân :

  • Nghỉ ngơi : Khi bị căng cơ chân, việc quan trọng nhất là người bệnh cần phải được nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương để hỗ trợ các cơ bị thương lành lại nhanh chóng. Người bệnh chỉ nên thực hiện những hoạt động hàng ngày phù hợp với khả năng của mình, tránh một số hoạt động gây ra các triệu chứng của bệnh.
  • Kéo căng cơ bắp chân : Việc kéo căng nhẹ bắp chân sẽ rất hữu ích trong hỗ trợ điều trị căng cơ bắp chân. Khi kéo cần phải kéo nhẹ, bởi việc kéo căng quá mức có thể gây hại và làm chậm quá trình lành bệnh. Tốt nhất nên tham khảo một số cách kéo dãn bắp chân đơn giản từ bác sĩ để giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
  • Chườm đá : Nên chườm đá vào vị trí bị tổn thương trong giai đoạn cấp tính, tức là 48 giờ đầu sau khi bị thương và sau khi hoạt động. Bởi việc sử dụng đá lạnh sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực.
  • Áp nhiệt : Trong trường hợp bị căng cơ chân, người bệnh cần làm ấm nhẹ nhàng trước khi thực hiện một hoạt động để có thể giúp nới lỏng cơ bắp. Việc chườm nóng vào bắp chân cần thực hiện khi kéo dãn cơ hoặc tập thể dục. Nguyên tắc chung của việc chườm ấm là làm ấm trước và chườm đá sau.
  • Thuốc chống viêm : Sử dụng thuốc chống viêm đường uống như Ibuprofen, Aleve hoặc Motrin có thể giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng đau và cân bằng quá trình viêm.
  • Vật lý trị liệu : Để hồi phục nhanh hơn, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trị liệu vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị phục hồi nhanh hơn như siêu âm, massage trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng cụ thể. Tuy nhiên, cần phải gặp bác sĩ để xác định xem liệu những điều này có phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn hay không.

9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS

9 Kiểu Chấn Thương Chân Trong Tennis

5. Đứt dây chằng đầu gối trước và sau:

Chấn thương đầu gối rất phổ biến trong số các chấn thương thể thao. Có hai loại chấn thương đầu gối là chấn thương dây chằng chéo trước và hội chứng đùi bánh chè.

chấn thương đứt dây chằng đầu gối

A. Chấn thương dây chằng chéo trước :

Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía trước xương đùi.

Chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng căng hoặc rách dây chằng. Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng và mức độ hoạt động, rách dây chằng có thể một phần hoặc hoàn toàn. Chấn thương từ mức nhẹ, chẳng hạn như rách nhỏ, đến nghiêm trọng, như đứt dây chằng hoàn toàn hoặc dây chằng và một phần xương tách biệt với phần xương còn lại.

chấn thương đứt dây chằng đầu gối chấn thương đứt dây chằng đầu gối

– Cách điều trị bệnh chấn thương dây chằng chéo trước

Khi bị chấn thương dây chằng chéo trước, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức và làm theo các bước sơ cứu ban đầu, bao gồm :

  • Nâng chân lên cao hơn tim và thả lỏng toàn bộ cơ thể
  • Chườm đá trên đầu gối ít nhất 20 phút và tiếp tục trong vòng 2 giờ
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid.

Bạn cần cẩn thận chú ý :

  • Không cử động đầu gối nếu bạn đã bị một chấn thương nghiêm trọng
  • Sử dụng một thanh nẹp để giữ đầu gối thẳng cho đến khi gặp bác sĩ
  • Đừng hoạt động hay chơi thể thao cho đến khi bạn được điều trị.

Bác sĩ điều trị rách dây chằng chéo trước bằng các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật tùy theo nhu cầu của người bệnh. Phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm băng hỗ trợ và vật lý trị liệu. Những phương pháp điều trị này có hiệu quả với những người cao tuổi hoặc người có cường độ hoạt động rất thấp.

B . Chấn thương dây chằng gối sau :

Dây chằng chéo sau nằm ở giữa đầu gối, ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía sau xương đùi.

Cách điều trị đau dây chằng sau gối :

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi: nếu bạn đang gặp tình trạng đau dây chằng sau gối thì không nên di chuyển nhiều mà hãy để đầu gối được nghỉ ngơi, để không động đến dây chằng hoặc bạn có thể sử dụng nạng để di chuyển để không ảnh hưởng đến dây chằng.
  • Chườm đá: đối với các bệnh giống như về xương khớp, dây chằng bạn nên chườm đá lạng khoảng 10 – 15 phút để vùng đang bị đau được giảm bớt và giảm tình trạng sưng phù và thực hiện liên tục từ 3 – 4 ngày để thấy được kết quả.
  • Nâng cao đầu gối: bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.
  • Mang nẹp đầu gối: để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.
  • Vật lý trị liệu cho khớp gối: Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết lập các bài tập giúp bạn: hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp, ngăn ngừa chấn thương tái phát, cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân và yếu cơ.
  • Uống thuốc giảm đau chống viêm: có hai loại viên uống giúp trị được bệnh đau dây chằng sau gối được bác sĩ khuyên dùng và sử dụng rất phổ biến đó là:
———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Học viên có nhu cầu liên hệ theo số 0906.114.716 ( Zalo, Viber ) hoặc đăng ký trên website.


Đăng Ký Khóa Học Tennis Căn Bản Và Nâng Cao Tại Daytennis247

Ngay hôm nay để được trải nghiệm nhưng phương pháp luyện tập bài bản và chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ và tư vấn thêm về lựa chọn các dụng cụ chuyên dụng phù hợp. 

☎ 0906 114 716 (HLV. Lượng) 

☎ 0906 325 389 (HLV. Thanh)

✉ Tranluong114716@gmail.com

Tìm hiểu thêm về các khóa học tại trung tâm:

 http://daytennis247.net/khoa-hoc/

 https://www.facebook.com/Daytennis247.net

http://daytennis247.net/chan-thuong-tennis-2/

http://daytennis247.net/chan-thuong-tennis-2/

 

 

2 thoughts on “9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS – PHẦN 1

  1. Pingback: 5 Cách Phòng tránh chấn thương tennis | DayTennis247.net

  2. Pingback: 5 Bước Thực Hiện Kỹ Thuật Giao Bóng Tennis | DayTennis247.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *