HỌC VIỆN TENNIS NGÔI SAO – STA
9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS – PHẦN 2
Chấn thương Tennis là các loại chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao hoặc tập luyện. Mặc dù bộ phận nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thương trong lúc bạn vận động, nhưng thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến những chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng.
9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS
6. Chấn Thương Rách Cơ Đầu Gối :
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:
- Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối. Những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
- Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
- Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày. Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối. Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
- Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral): xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè. Vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.
– Phương pháp điều trị :
- Ngừng tập luyện cho đến khi bạn có thể cử động cơ mà không đau. Không tham gia bất cứ môn thể thao nào cho đến khi bạn thấy khỏe hơn. Giai đoạn này không nên kéo dài quá hai tuần. Nếu sau thời gian này mà vẫn còn đau nhiều, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ.
- Bạn vẫn còn có thể đi lại/cử động cánh tay. Nếu không thể cử động hoặc đi lại, có lẽ trường hợp rách cơ này là nghiêm trọng và bạn nên đi khám
2. Chườm đá lên vùng tổn thương. .
- Chườm đá bằng cách sử dụng túi đậu đông lạnh hoặc túi đá viên/đá xay bọc trong túi ni lông. Bọc túi đá bằng vải hoặc khăn mỏng trước khi chườm. Đặt túi đá lên vùng tổn thương 15-20 phút cách mỗi 2 giờ trong hai ngày đầu kể từ khi bị thương.
- Độ lạnh của đá sẽ giúp giảm chảy máu trong, sưng, viêm và khó chịu.
3. Băng ép lên cơ bị tổn thương. Bạn cũng có thể băng vùng tổn thương bằng băng Ace để bảo vệ vết thương trong 48-72 giờ đầu. Đảm bảo băng sát nhưng không quá chặt.
- Để băng bó vết thương, bạn cần bắt đầu từ điểm xa nhất so với tim và băng dần vào trong. Ví dụ, nếu bị thương ở cơ nhị đầu (con chuột), bạn hãy bắt đầu từ gần khuỷu tay và băng hướng lên nách. Nếu bị thương ở bắp chân, bạn cần băng từ gần mắt cá hướng lên đầu gối.
- Đảm bảo vẫn luồn được hai ngón tay vào khoảng giữa da và lớp băng. Tháo băng nếu nhận thấy có dấu hiệu giảm lưu thông máu như tê, cảm giác kim châm hoặc tái nhợt ở vùng tổn thương.
- Băng gạc cũng có tác dụng bảo vệ vết thương khỏi bị thương lần nữa
.
9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS
7. Chấn Thương Rách Cơ Háng :
Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.
Phương pháp điều trị :
Chườm lạnh. Chườm đá vào khu vực bị chấn thương càng sớm càng tốt để hạn chế sưng, ngăn chặn chảy máu dưới da và tránh bầm tím.
- Chườm lạnh sau mỗi hai hay ba giờ, mỗi lần 15 phút, trong 24-72 giờ đầu tiên sau khi bạn bị chấn thương.
- Tránh chườm đá trực tiếp lên da. Sử dụng túi nước đá, đá vụn bỏ vào bao, hoặc túi hạt đông lạnh như đậu Hà Lan bọc trong tấm vải hay khăn tắm.
- Tiếp tục chườm lạnh nhiều ngày sau khi chấn thương, và khi vận động trở lại thì chườm ba tới bốn lần mỗi ngày hoặc ngay sau khi hoạt động nhẹ.
Băng ép cơ háng bị chấn thương. Băng ép giúp giảm sưng tối đa và ổn định cơ bị chấn thương.
- Loại nẹp được thiết kế riêng cho vùng háng đặc biệt hữu ích. Dụng cụ này được sản xuất vừa vặn cho vùng háng mà không quá chật để tránh làm gián đoạn tuần hoàn máu đến háng. Nẹp được bán tại hầu hết các nhà thuốc.
- Bạn cũng có thể sử dụng băng quấn đàn hồi nhưng phải thận trọng để tránh quấn quá chặt.
Thực hiện động tác khép cơ để nhận biết chấn thương háng. Nếu triệu chứng nhẹ và bạn không rõ mình bị chấn thương gì thì có thể thực hiện một động tác để xác định liệu đó có phải chấn thương háng hay không.
- Để thực hiện động tác khép cơ giúp nhận diện chấn thương háng, bạn đặt một vật nhẹ như quả bóng y tế giữa hai chân, cố gắng ép quả bóng bằng cách khép nhẹ hai chân vào nhau. Nếu động tác này gây đau thì gần như chắc chắn bạn bị căng cơ háng.
9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS
8. Chấn thương Co Thắt Cơ Đùi .
Co thắt cơ bắp, đặc biệt là nếu xảy ra ở cơ đùi, có thể gây đau đớn. Các cơn co thắt cơ đột ngột và khó chịu không chỉ gây đau đớn cho bạn mà còn cản trở những hoạt động hàng ngày như ngủ nghỉ. Co thắt cơ bắp thường không phải là vấn đề y tế nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng liệu pháp tại nhà như giãn cơ, mát-xa, thay đổi chế độ ăn và tập luyện.
– Cách Điều Trị :
– Giãn cơ đùi sau :Nếu bị co thắt ở phía sau đùi, bạn nên giãn cơ đùi sau. Có nhiều cách khác nhau để giãn cơ đùi sau nhằm làm giảm co thắt.
- Dùng khăn hoặc dây thắt lưng, trải phẳng trên sàn rồi nâng cao chân bị co thắt lên. Quấn dây thắt lưng hoặc khăn quanh phần giữa ngón chân với lòng bàn chân, nắm hai đầu khăn hoặc dây thắt lưng rồi nhẹ nhàng kéo chân ra sau. Có thể dùng một tay để mát-xa cơ đùi sau trong khi kéo chân về sau hoặc chờ đến khi giãn cơ xong.
- Nếu không thể nằm, bạn có thể thực hiện động tác giãn cơ tương tự với dây thắt lưng hoặc khăn trong khi ngồi. Ngồi duỗi thẳng chân và chỉ cần gập người về trước cũng mang lại hiệu quả tương tự.
- Không kéo quá mạnh đối với cơ bị căng cứng và co thắt. Thay vào đó, bạn nên kéo nhẹ nhàng. Chỉ tăng lực kéo khi cảm giác căng ở chân giảm.
– Giãn cơ đùi trước : Nếu bị co thắt phần trước của đùi, bạn nên giãn cơ đùi trước. Có một bài tập giãn cơ đùi trước rất hiệu quả giúp giảm cơn co thắt.
- Để giãn cơ đùi trước bị co thắt, đứng thẳng và co chân bị chuột rút lại, hướng về phía cơ mông lớn (mông). Nếu có thể, nắm bàn chân và kéo về phía mông để giãn cơ sâu hơn.
- Cần đảm bảo đầu gối tạo thành đường thẳng với đùi để không gây thương tổn cho cơ và dây chằng ở đầu gối.
- Có thể dùng một tay để mát-xa cơ đùi trước trong khi kéo chân về phía mông hoặc chờ đến khi giãn cơ xong.
- Không kéo quá mạnh đối với cơ bị căng cứng và co thắt. Thay vào đó, bạn nên kéo nhẹ nhàng. Chỉ tăng lực kéo khi cảm giác căng ở chân giảm.
9 KIỂU CHẤN THƯƠNG CHÂN TRONG TENNIS
9. Gãy Xương Chân :
Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.
- Gãy nguyên tại vị trí: trường hợp xương gãy vẫn nằm ở vị trí cũ, hầu như không lệch ra khỏi vị trí ban đầu (gãy xương không di lệch).
- Gãy xiên: Trường hợp chỗ gãy xảy ra tại một góc nghiêng tương đối với đường thẳng của xương.
- Gãy vụn (gãy nhiều mảnh): Trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh
- Gãy ngang: Đường gãy gần như hoặc vuông góc với trục dọc của xương.
- Gãy 3 đoạn.
– Cách điều trị : Bác sĩ bó chân.
Học viên có nhu cầu liên hệ theo số 0906.114.716 ( Zalo, Viber ) hoặc đăng ký trên website.
Đăng Ký Khóa Học Tennis Căn Bản Và Nâng Cao Tại Daytennis247
Ngay hôm nay để được trải nghiệm nhưng phương pháp luyện tập bài bản và chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ và tư vấn thêm về lựa chọn các dụng cụ chuyên dụng phù hợp.
0906 114 716 (HLV. Lượng)
0906 325 389 (HLV. Thanh)
Tìm hiểu thêm về các khóa học tại trung tâm:
http://daytennis247.net/khoa-hoc/
Pingback: 7 Môn Thể Thao Được Yêu Thích Nhất - Phần 1 | DayTennis247.net
Pingback: 7 Môn Thể Thao Được Yêu Thích Nhất - Phần 2 | DayTennis247.net
Pingback: 9 Kiểu Chấn Thương Chân Trong Tennis | DayTennis247.net